Tin tức

Biến nước thành nhiên liệu

 

Đuốc nước: một ống nghiệm chứa đầy nước muối bốc cháy ở nhiệt độ 4.000 độ F.


Mùa đông năm ngoái, nhà phát minh John Kanzius đang nỗ lực thực hiện một kì công có vẻ như không tưởng, đó là chế tạo ra một bộ máy chữa bệnh ung thư bằng sóng vô tuyến, trong khi ông lại tình cờ thành công ở một phát hiện khác: ông đã làm cho nước muối bốc cháy. Đoạn phim về phát minh kì lạ của ông đã làm thế giới Blogger xôn xao hơn bao giờ hết, và lôi cuốn cả những người lập dị cũng như các vị tiến sĩ vào cuộc tranh cãi kịch liệt. Liệu nước có thể bốc cháy được sao? Và nếu thế, điều đó mang lại lợi ích gì?

Một số người cứ huyên thuyên về tiềm năng của những phát minh về sự khử muối hay năng lượng rẻ. Xét cho cùng, nước biển chiếm hầu hết lượng nước trên bề mặt trái đất, và việc khai thác năng lượng nhiệt của nó có thể cung cấp nguồn điện cho tất cả mọi thứ. Những người hay hoài nghi cho rằng máy phát sóng vô tuyến của Kanzius hút nhiều năng lượng hơn những năng lượng nó đã tạo ra, và tạo nên một phát minh giả tạo hoàn hảo.

Đến nay, Kanzius đang gây ra ồn ào dư luận. Giám đốc đài phát thanh truyền hình đã về hưu phát biểu rằng chất liệu nước này thật thú vị, nhưng phát minh đột phá về căn bệnh ung thư mới thực sự là những gì mà Kanzius theo đuổi. Được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh bạch cầu từ năm 2002, ông bắt tay vào chế tạo máy phát sóng vô tuyến ngay sau một cơn bệnh tái phát. Niềm đam mê cả đời với sóng vô tuyến đã truyền thêm nguồn cảm hứng cho ông. Ông biết những chiếc ăng ten trạm phát thanh có thể thay đổi cái nhìn của những người ngoài cuộc. Nếu ông có thể cấy những mảnh kim loại nhỏ bằng công nghệ nano vào các tế bào ung thư của người bệnh và phá vỡ chúng bằng sóng vô tuyến, có lẽ ông sẽ tiêu diệt hết những tế bào ung thư trong khi không chạm vào các mô khỏe mạnh.

Hiện tượng nước muối bốc cháy xảy ra khi một người phụ tá đang đốt ống nghiệm chứa dung dịch muối bằng sóng vô tuyến và va mạnh vào ống nghiệm, gây ra một tia lửa nhỏ. Hiếu kì, Kanzius quẹt một que diêm. Ông kể lại “Nước bén lửa giống như khí proban bốc cháy.”

Rustum Roy-nhà khoa học nghiên cứu vật chất của trường đại học Penn State và cũng là người đã đến thăm phòng thí nghiệm của nhà phát minh Erie ở Pennylvania vào tháng 8 sau khi xem đoạn phim về phát minh này trên Video của Google, cho biết “ Mọi người cho rằng phát hiện này thật là vô lý. Hãy tìm kiếm các điện cực trong nước”. Roy tin vào đoạn băng chứng minh trên truyền hình. Ông nói “ Đây là một phát minh khoa học theo phương cách truyền thống hay nhất”. Roy cho rằng Natri Clorua trong nước làm yếu đi mối liên kết giữa các nguyên tử ôxy và hyđrô, và sóng vô tuyến đã phá vỡ sự liên kết này. Ông giải thích, đó là những phân tử khí bốc cháy, chứ không phải bản thân dung dịch nước bắt lửa. Các cuộc thử nghiệm cho thấy rằng phản ứng bắt lửa sẽ biến mất một khi ngừng chiếu sóng vô tuyến. Ông Roy lập kế hoạch để triển khai nhiều cuộc thử nghiệm hơn nữa để tìm hiểu đến tận cùng những bí ẩn.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu ở Trung tâm nghiên cứu ung thư MD Anderson, bang Houston và ở trung tâm y tế của trường Đại học Pittsburgh đang xúc tiến việc sử dụng công nghệ của Kanzius để đấu tranh chống bệnh ung thư trên động vật. Họ đã công bố những khám phá của họ trên tạp chí Cancer trong tháng vừa qua.

Làm thế nào để biến nước thành nhiên liệu

Nhà phát minh John Kanzius đã thành công khi đốt cháy nước nuối để sản xuất năng lượng điện như sau:


1.Một chiếc máy phát điện phát sóng vô tuyến ở tần số 14 magehertz.

2. Sóng vô tuyến làm hòa tan muối và nước.

3.Chính xác những gì xảy ra tiếp theo vẫn chưa được xác định, nhưng có một giả thuyết đặt ra là Natri clorua sẽ làm yếu đi mối liên kết giữa các nguyên tử ôxy và hyđrô trong nước. Sóng vô tuyến phá vỡ mối liên kết này và giải phóng các phân tử khí hyđrô dễ cháy.

4.Que diêm đốt cháy khí hyđrô để tạo ra ngọn lửa nóng.

5. Lượng nhiệt sinh ra có thể làm ra một động cơ đơn giản

http://www.dost-dongnai.gov.vn

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        8,855,472       4/701