Kỹ năng xin việc

Sinh viên đang học  »  Kỹ năng xin việc


6 vấn đề “đáng ngờ” trong CV

Trước khi bạn nhận được lời mời phỏng vấn, phòng nhân sự sẽ “phân tích” kỹ lưỡng hồ sơ và lịch sử nghề nghiệp của bạn. Dưới đây là 6 vấn đề sẽ khiến họ nghi ngờ khả năng của bạn và lời khuyên giúp bạn giải toả mối hoài nghi đó:
 

Bạn làm nhiều công việc trong một thời gian ngắn
Bạn làm nhiều công việc trong một thời gian ngắn

Nếu bạn thường xuyên “nhảy việc” trong một thời gian ngắn, nhà tuyển dụng sẽ thắc mắc liệu có phải bạn là người dễ chán việc, hoặc không đủ năng lực để làm việc, hoặc bạn thực sự không biết mình thích hợp với công việc nào. Vì vậy, khi đưa ra lý do cho những lần thay đổi công việc, hãy cố gắng giải thích hợp lý trong buổi phỏng vấn để các nhà tuyển dụng không nhận định sai về bạn.

Bạn bỏ công việc trước

Hầu hết mọi người đều có một công việc mới trước khi quyết định nghỉ việc ở một công ty cũ. Nhưng nếu bạn không nằm trong số này, chắc chắn nhà tuyển dụng muốn biết câu chuyện thực sự của bạn là gì: Bạn có một ngày tồi tệ và quyết định ra đi trong giận dữ? Bạn cảm thấy buồn chán trong công việc và ra quyết định một cách bốc đồng? Hay bạn thực sự  bị cho thôi việc nhưng lại cố khẳng định bạn tự cho mình nghỉ việc? Hãy kể một câu chuyện phù hợp để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Bạn bị sa thải

Trong khi rất nhiều nhân viên bị sa thải vì công ty cắt giảm nhân viên hoặc tái cơ cấu lại tổ chức, các nhà tuyển dụng biết rõ đôi lúc các công ty sử dụng nó như một cái cớ để sa thải những nhân viên yếu kém. Để loại bỏ thắc mắc trên, hãy nhấn mạnh việc cả nhóm hoặc cả một phòng bị cắt giảm khi giải thích lý do bị sa thải. Còn nếu chỉ một mình bạn bị cắt giảm, các nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ nhiều hơn.

Bạn đã thất nghiệp trong một thời gian dài

Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, các nhà tuyển dụng biết rằng việc bị thất nghiệp trong một thời gian dài cũng là điều dễ hiểu và ứng viên cần thời gian để tìm được công việc tốt. Tuy nhiên, một vài nhà tuyển dụng vẫn không khỏi thắc mắc tại sao các công ty khác không tuyển dụng bạn. Do vậy, bạn cần chỉ cho họ thấy dù không tìm được việc nhưng bạn đã học được rất nhiều điều bổ ích qua thời gian tình nguyện, xây dựng các kĩ năng hay tham gia các khóa học ngắn hạn, đi du lịch.

Bạn không ghi tên người quản lý trong hồ sơ

Nếu bạn chỉ để tên các đồng nghiệp trong danh sách người chứng nhận, hoặc để tên những người không trực tiếp quản lý bạn, nhà tuyển dụng sẽ thắc mắc nguyên nhân tại sao bạn không làm vậy: Phải chăng bạn có mối quan hệ không tốt với sếp? Hiệu quả công việc của bạn không cao? Ai cũng biết quản lý là người nắm rõ chất lượng công việc, điểm yếu cũng như điểm mạnh của nhân viên.

 

 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  3,085,739       1/579