Tuyên truyền

Đảng bộ  »  Tuyên truyền


Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

I.  QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 70 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN, CHIẾN ĐẤU VÀ CHIẾN THẮNG

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đùm bọc và nuôi dưỡng của nhân dân, sự đoàn kết, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và trưởng thành. 

1. Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời và cùng toàn dân tộc tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công

Trong Chính cương vắn tắt (tháng 2/1930), Luận cương Chính trị (tháng 10/1930), Đảng ta đã khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc phải tổ chức ra quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền. Vì vậy, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức vũ trang lần lượt được hình thành là Đội tự vệ đỏ (xích đỏ) trong phong trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô Viết-Nghệ Tĩnh. Những năm 1940-1945, hàng loạt tổ chức vũ trang được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (Lạng Sơn), du kích Nam Kỳ, đội du kích Ba Tơ (Trung Kỳ), đội Du kích Pắc Bó (Cao Bằng), Cứu Quốc quân. Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và trưởng thành của phong trào đấu tranh cách mạng đòi hỏi cách mạng Việt Nam lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để  đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc. 

 Đứng trước những yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội. Đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng. Đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có chi bộ Đảng lãnh đạo. 

Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”, 17 giờ ngày 25/12/1944 (ngay sau ngày thành lập), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (đóng tại tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng); 7giờ sáng ngày 26/12/1944 lại đột nhập đồn Nà Ngần (đóng tại xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), giết chết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch và thu tất cả vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta.

 Tháng 3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cả nước (Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu Quốc quân và các tổ chức vũ trang khác...) thành Việt Nam Giải phóng quân; đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho nhân dân; xây dựng các đội tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc; phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởi nghĩa, khởi nghĩa từng phần đã giành thắng lợi ở nhiều nơi. Ngày 15/5/1945, sau buổi lễ thống nhất tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam Giải phóng quân.

Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. 

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) 

a. Tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm đầu cách mạng và tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1946)

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước một tình thế rất phức tạp và chồng chất khó khăn. Cùng một lúc chúng ta phải đối phó với cả “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Ở Nam Bộ, ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp được quân Anh và quân Nhật giúp sức đã trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Tại Bắc Bộ và Trung Bộ, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10/1945, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch đã chiếm đóng hầu hết các thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra. 

Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, Vệ Quốc quân và lực lượng tự vệ đã anh dũng trong đấu tranh vũ trang, vững vàng trong đấu tranh chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ chống giặc ngoài, thù trong, góp phần bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân trong những năm đầu của chính quyền cách mạng.

b. Tham gia toàn quốc kháng chiến, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp xâm lược (1946-1947)

Tháng 11/1946, thực dân Pháp tăng thêm quân, đổ bộ lên Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà. Để thực hiện chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”, sau khi nổ súng ở Hải Phòng và Lạng Sơn (20/11/1946), chúng ráo riết chuẩn bị lực lượng hòng đánh úp các cơ quan đầu não của ta tại thủ đô Hà Nội, tiêu diệt bộ đội Vệ Quốc quân và Tự vệ tại các thành phố lớn, đồng thời đánh chiếm những địa bàn chiến lược ở Trung Bộ và Bắc Bộ. 

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, cuộc chiến đấu ở Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã đã tiêu hao, tiêu diệt và giam chân một lực lượng lớn quân địch, tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài. 

Ngày 7/10/1947, thực dân Pháp huy động hơn 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta bằng chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Thế nhưng sau hơn hai tháng chiến đấu (7/10-20/12/1947), quân ta đã liên tiếp phản công tiêu diệt hàng nghìn tên địch, bắn rơi 18 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 50 tàu, ca nô, phá hủy 255 xe cơ giới, thu hàng nghìn súng các loại, làm nên thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc, phá sản chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ của cả nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển sang thời kỳ mới. 

c. Cùng toàn dân đánh bại âm mưu “bình định” và “phản công” của địch (1948-1952)

Sau chiến dịch Việt Bắc, để đánh bại âm mưu “bình định” của địch, ta chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp và thực hiện “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, vừa đẩy mạnh chiến tranh du kích, vừa học tập tác chiến, tập trung củng cố xây dựng lực lượng và từng bước tiến lên đánh những trận phục kích, tập kích lớn hơn, tạo tiền đề của chiến tranh chính quy sau này. Qua hơn hai năm chiến đấu (1948-1950), quân đội ta đã tiến bộ nhiều về phương diện tác chiến và xây dựng lực lượng. Cuối năm 1949 đầu năm 1950, trước tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ tích cực chuẩn bị lực lượng để chuyển sang tổng phản công. 

Tháng 6/1950, ta mở chiến dịch Biên Giới, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt-Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa. 

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, quân đội ta không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh, nhiều đại đoàn chủ lực được thành lập, góp phần tăng thêm sức chiến đấu của “các quả đấm chủ lực cách mạng” như: Đại đoàn 308, Đại đoàn 304, 312, 320, 316, Đại đoàn công pháo và Đại đoàn 325.  

Đầu tháng 11/1951, Tổng Quân uỷ mở chiến dịch Hoà Bình, làm phá vỡ phần lớn kết quả “bình định” đồng bằng Bắc Bộ trong cả năm 1951 của địch. 

Tại Trung Bộ và Nam Bộ, sau một thời gian củng cố, bộ đội ta đã đứng vững trên các địa bàn, cùng du kích chống càn quét và tiến công các căn cứ địch; góp phần tiêu hao, tiêu diệt, kiềm chế một bộ phận quan trọng lực lượng quân sự của địch, bồi dưỡng và phát triển lực lượng ta, mở rộng nhiều vùng căn cứ, đánh bại âm mưu “bình định” của địch.

Đầu tháng 9/1952, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, nối thông được vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào. Ta giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.

d. Cùng toàn dân giành thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ

Trước những thay đổi trong cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9/1953, ta mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954. Với 5 đòn tiến công chiến lược, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nắm quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương và làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của Na-va, buộc chúng phải căng ra đối phó ở khắp nơi. Kế hoạch Na-va bắt đầu bị phá sản. 

Ngày 6/12/1953, ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về “đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng tháng Tám. Miền Bắc được giải phóng, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) 

a. Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại; xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; giữ gìn, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam (1954 - 1960)

Để đáp ứng nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới mà Trung ương Đảng xác định đó là “trụ cột bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình”, quân đội ta nhanh chóng bước vào xây dựng theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất (1955-1960). Nhiệm vụ và phương châm lúc này là: Tích cực xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy, hiện đại. Đến năm 1960, quân đội ta đã hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất; có bước trưởng thành mới, từ lực lượng chủ yếu là bộ binh với tổ chức chưa thật thống nhất, vũ khí trang bị còn thiếu thốn đã trở thành quân đội chính quy, ngày càng hiện đại, gồm các quân chủng: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân. Đồng thời, với việc xây dựng lực lượng, sắp xếp lại tổ chức, biên chế, tăng cường sức mạnh chiến đấu, quân đội ta đã tích cực tham gia công tác tiếp quản các thành phố, thị xã và các vùng do quân Pháp chiếm đóng ở miền Bắc; bảo vệ thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. 

Ở miền Nam, tháng 6/1954, Mỹ dựng chính phủ Ngô Đình Diệm và ráo riết thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng. 

Ngày 28/8/1959 nhân dân nhiều xã trong huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nổi dậy giành chính quyền. Ngày 17/1/1960, nhân dân các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre nhất loạt nổi dậy, phá thế kìm kẹp, tạo nên phong trào “Đồng khởi” lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Khu 5. Từ phong trào “Đồng khởi”, lực lượng vũ trang và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp của ta từng bước hình thành. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.  Ngày 15/2/1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, bộ phận trực tiếp của Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam. 

b. Đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965)

Trên hậu phương lớn miền Bắc, quân đội ta đã khẩn trương xây dựng theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965), nâng cao một bước quan trọng trình độ chính quy, hiện đại. Nhiệm vụ và phương châm là: Xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại. Với phương hướng xây dựng đúng đắn, quyết tâm cao, tổ chức thực hiện tốt, quân đội ta đã nâng cao một bước rõ rệt sức mạnh chiến đấu. Đồng thời, đã tạo ra những cơ sở thuận lợi cho việc mở rộng lực lượng, hoàn thành những nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu ngày càng lớn, khẩn trương và phức tạp trong những bước tiếp theo.

Từ năm 1961, để đối phó với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và phong trào cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”. Chúng sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chủ yếu; cung cấp vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, tài chính và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự và dân sự từ trung ương đến các tỉnh, đặc khu, các sư đoàn và tiểu đoàn; đồng thời, thực hiện ba biện pháp chiến lược cơ bản: Tìm diệt bộ đội chủ lực và cơ sở cách mạng, bình định để nắm dân, phá hoại miền Bắc bằng biệt kích và phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc. Với kinh nghiệm đấu tranh, quân và dân miền Nam đã sáng tạo nhiều hình thức tiến công, đánh 15.525 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 28.966 tên, vùng giải phóng được giữ vững và mở rộng; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đứng trước nguy cơ bị phá sản. 

Nhằm hạn chế những tổn thất và cứu nguy cho thất bại ở chiến trường miền Nam, sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (8/1964), ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân lần thứ nhất hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Chúng đánh ồ ạt các khu vực sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (thành phố Vinh), Lạch Trường (Thanh Hoá), Bãi Cháy (Quảng Ninh). Các đơn vị hải quân, phòng không, dân quân tự vệ đã nâng cao cảnh giác, hiệp đồng chặt chẽ, mưu trí dũng cảm, chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 8 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ. Ngày 5/8 trở thành Ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam. 

Tháng 10/1964, các lực lượng vũ trang miền Nam mở đợt hoạt động Đông- Xuân 1964-1965, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy, mở rộng vùng giải phóng. Sau chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-3/1/1965), Ba Gia (5/1965), Đồng Xoài (10/5-22/7/1965), chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ hoàn toàn bị phá sản, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta bước sang một giai đoạn mới.

c. Cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968) 

Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa lực lượng chiến đấu của Mỹ vào trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam. Hỗ trợ cho nỗ lực quân sự ở miền Nam, Mỹ dùng không quân, hải quân mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. 

Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và phát triển lực lượng, bộ đội ta trên các chiến trường miền Nam đã tổ chức các trận tiến công, bẻ gãy nhiều cuộc hành quân quy mô lớn của Mỹ - quân đội Sài Gòn, mở ra phong trào “tìm Mỹ mà diệt”, “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, đánh bại kế hoạch hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của địch, tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước phát triển lên một bước mới, làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. 

Ở miền Bắc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, đánh trả không quân, hải quân địch, giành những thắng lợi lớn. Trong 4 năm (1964-1968), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay các loại, bắt sống nhiều giặc lái, bắn chìm và bắn cháy 143 tàu chiến.

Giữa lúc cuộc chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ đến đỉnh cao nhất, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nhằm tạo bước ngoặt lớn, chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân và dân ta đã giành chiến thắng. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân 1968 trên toàn chiến trường miền Nam, cùng với việc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. 

d. Cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và cuộc tập kích bằng không quân, hải quân lần thứ hai vào miền Bắc của đế quốc Mỹ  (1969-1972)

Thất bại trên chiến trường miền Nam, từ năm 1969, Mỹ chuyển sang thi hành “Học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đồng thời tăng cường chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào và Cam-pu-chia. Quân và dân ta đã phối hợp chặt chẽ với nhân dân Lào và Campuchia chiến đấu, giành được những thắng lợi to lớn trên chiến trường ba nước Đông Dương trong Xuân - Hè 1971, tạo ra sự thay đổi quan trọng trong cục diện chiến tranh. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị thất bại một bước nghiêm trọng. 

Đầu năm 1972, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, làm thay đổi so sánh lực lượng và thay đổi cục diện chiến tranh, dồn Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn vào thế yếu trầm trọng hơn. 

Trước nguy cơ đổ vỡ của quân đội Sài Gòn - xương sống của Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; Níchxơn buộc phải huy động trở lại lực lượng quân sự Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 6/4/1972, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ hai, với hai chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ 1 (6/4/1972) và Lai-nơ Bếch-cơ 2 (đêm ngày 18/12/1972). 

Với tinh thần dũng cảm, bằng cách đánh mưu trí, linh hoạt, quân và dân miền Bắc đã đánh thắng cuộc tập kích chiến lược lần thứ hai bằng B52 của Mỹ, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không” tại bầu trời Hà Nội.

Thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Bắc và Nam, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” (27/1/1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt dính líu về quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam.

e. Cùng toàn dân tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1973-1975)

Hiệp định Pari được ký kết, nhưng với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ chưa chịu từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong quá trình rút quân, đế quốc Mỹ vẫn  để lại nhiều sĩ quan mặc áo dân sự và giao lại cho quân đội Sài Gòn toàn bộ cơ sở vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh. Dựa vào viện trợ của Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm vùng giải phóng của ta.

Nắm được âm mưu của địch, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và đầu năm 1975 đã kịp thời đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong tình hình mới, chỉ rõ sự xuất hiện thời cơ lịch sử và nêu quyết tâm chiến lược, giải phóng miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh thực dân mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên - mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Ngày 10 và 11/3/1975, quân ta tiến công, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.  Tiếp đó, từ ngày 14/3 đến ngày 3/4/1975, quân ta tiến công, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên. Ngày 5/3/1975, quân ta mở chiến dịch Trị - Thiên - Huế, giải phóng tỉnh Quảng Trị (19/3); từ ngày 21-25/3/1975, quân ta tiến công, giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, tiêu diệt và làm tan dã toàn bộ quân địch trên chiến trường Trị -Thiên.

Từ ngày 26- 9/3/1975, quân ta mở chiến dịch giải phóng Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà và thị xã Hội An (29/3), làm thay đổi hẳn cục diện và so sánh thế trận lực lượng ngày càng có lợi cho ta. Ngày 1/4/1975, giải phóng Bình Định, Phú Yên. Ngày 3/4/1975, giải phóng Khánh Hoà nối liền vùng giải phóng từ Tây Nguyên, Trị Thiên và các tỉnh Trung Bộ.

Trên cơ sở những thắng lợi quyết định, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 26/4/1975, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch. Ngày 29/4/1975, quân ta tiến công tiêu diệt và làm tan rã các sư đoàn chủ lực số 5, 7, 25, 18 và 22 của quân đội Sài Gòn. Các binh đoàn thọc sâu tiến vào cách trung tâm thành phố Sài Gòn từ 10 đến 20 km. Đại sứ Mỹ và các nhân viên quân sự, binh lính cuối cùng của Mỹ lên máy bay trực thăng rút khỏi Sài Gòn (sáng 30/4). 5 giờ sáng ngày 30/4/1975, quân ta mở đợt tiến công cuối cùng. Vào lúc 10 giờ 45 phút, phân đội xe tăng thọc sâu của Quân đoàn 2 tiến vào dinh Độc Lập. Quân ta bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Trong 2 ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5, bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang các tỉnh đồng bằng sông   Cửu Long, các Quân khu 8 và 9 nắm thời cơ, phát động quần chúng nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã hàng ngũ địch, giải phóng hoàn toàn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, vùng biển và các đảo ở Tây Nam của Tổ quốc. Hơn một triệu quân đội Sài Gòn và cả bộ máy chính quyền địch bị đập tan, chế độ thực dân mới được Mỹ dốc sức xây dựng trong hơn 20 năm với 5 đời tổng thống đã hoàn toàn sụp đổ. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam cả về tổ chức lực lượng và trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

4. Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 2014)

a. Khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên trong giai đoạn mới

Trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, nhiệm vụ của quân đội được Trung ương Đảng nêu rõ: “Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta,... bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất”. Đồng thời “tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong 5 năm (1976-1981). 

Thực hiện phương hướng, nhiệm vụ do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề ra, trong những năm 1975-1977, quân đội ta thực hiện điều chỉnh một bước về quân số, tổ chức biên chế vừa đẩy mạnh huấn luyện, xây dựng chính quy phù hợp với tình hình mới, vừa tham gia xây dựng đất nước. Các đơn vị quân đội đứng chân trên các vùng mới được giải phóng đã phối hợp với Ủy ban quân quản các cấp, khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng cơ sở, xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang địa phương; tổ chức cải tạo binh lính cảnh sát của bộ máy chính quyền cũ, trấn áp các phần tử và tổ chức phản động; truy quét tàn quân địch và FULRO; tích cực tham gia cải tạo tư sản công thương nghiệp, địa chủ, bài trừ các tệ nạn xã hội; thu hồi quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự của địch, xử lý chất độc hóa học, rà phá bom mìn, góp phần ổn định đời sống nhân dân. Trong xây dựng kinh tế, toàn quân đã bố trí 256.000 cán bộ, chiến sĩ chuyển sang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế lâu dài. Nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cán bộ, chiến sỹ trong quân đội đã khắc phục khó khăn, gian khổ, tham gia xây dựng tuyến đường sắt Bắc-Nam; khai hoang xây dựng các vùng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển các nông trường, lâm trường quốc doanh trên các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ…; xây dựng các công trình thủy lợi; khai thác và chế biến hải sản, xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng và các mặt hàng dân dụng. 

b. Cùng toàn dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia

Tháng 4/1977, tập đoàn Pôn Pốt - Iêngxari phát động cuộc chiến tranh xâm lược vùng biên giới Tây Nam. Mùa khô năm 1978, chúng đã huy động 19 trong tổng số 20 sư đoàn bộ binh mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới, gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày 23/12/1978, quân và dân ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam đã tiến hành mở cuộc phản công chiến lược và đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêngxari, đuổi chúng về bên kia biên giới. 

Với sự giúp đỡ to lớn của Quân tình nguyện Việt Nam, ngày 7/1/1979, các lực lượng vũ trang cách mạng và quân dân Campuchia đã đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêngxari, hồi sinh, tái thiết đất nước. 

Ở biên giới phía Bắc, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân tiến công trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta. Các lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ đã phối hợp với một bộ phận bộ đội chủ lực cùng đồng bào các dân tộc vùng biên giới anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, buộc Trung Quốc phải rút hết quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979.

c. Quân đội ta đẩy mạnh huấn luyện, xây dựng nền nếp chính quy, tham gia phát triển kinh tế - xã hội 

Trong những năm 1980-1986, quân đội ta đã đẩy mạnh công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nền nếp chính quy. Công tác huấn luyện được tiến hành cơ bản, toàn diện. Hoạt động công tác đảng, công tác chính trị từng bước được đổi mới cả về nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1979, quân đội ta đã triển khai thực hiện cuộc vận động “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu”. Cuộc vận động đã góp phần tạo nên chất lượng mới, sức chiến đấu mới của các lực lượng vũ trang nhân dân. 

Trên mặt trận kinh tế, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng về việc “tổ chức cho các đơn vị bộ đội có điều kiện tiến hành sản xuất để tự cung ứng một phần nhu cầu, huy động năng lực các xí nghiệp quốc phòng và sử dụng hợp lý lực lượng quân đội vào những hoạt động kinh tế thích hợp”, cùng với toàn dân, các đơn vị quân đội đã tích cực tham gia xây dựng kinh tế góp phần quan trọng hoàn thành nhiều công trình trọng điểm. 

d. Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  

Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước trong gần 30 năm đổi mới, nhất là từ năm 2005 đến nay. Đó là, quân đội đã nắm chắc và dự báo đúng tình hình liên quan đến quốc phòng - an ninh; chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; ra Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đã tham mưu với Đảng và Nhà nước đề ra đối sách phù hợp, xử lý linh hoạt, đúng đắn các tình huống phức tạp, các vấn đề nhạy cảm về quốc phòng - an ninh, trong quan hệ đối nội và đối ngoại, không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược, đồng thời không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quan hệ tốt với các nước láng giềng; bảo đảm sự ổn định chính trị-xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Trong thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quân đội đã thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, duy trì và thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu ở tất cả các cấp; tỉnh táo, chủ động và kiên quyết đấu tranh phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng của nhân dân. Trong thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, quân đội đã đạt được những thành tựu mới trên tất cả các lĩnh vực. Trong công tác dân vận, quân đội đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế-xã hội; tích cực giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, quân đội đã triển khai đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. 

5. Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam 

Trải qua 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ, quân đội ta đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là: 

Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng; gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí; đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động; kỷ luật tự giác, nghiêm minh; độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công; lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan; luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống; đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình. 

II. HAI MƯƠI LĂM NĂM THỰC HIỆN NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2014)

Quốc phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân, bao gồm tổng thể các hoạt động về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hoá, khoa học… của Nhà nước và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, đồng bộ, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang là nòng cốt, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định đất nước, ngăn chặn các hoạt động phá hoại, gây chiến, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô. Nền quốc phòng toàn dân là sự cụ thể hoá chính sách quốc phòng của Việt Nam, thể hiện ở cơ cấu tổ chức, hoạt động của các ngành, các cấp và của toàn dân theo một ý định, chiến lược thống nhất, nhằm tạo ra sức mạnh hiện thực để bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là xây dựng cả lực lượng và thế trận; xây dựng tiềm lực mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực chính trị - tinh thần; phát huy sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381-CT/TƯ quyết định lấy Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Ngày hội của truyền thống bảo vệ Tổ quốc, Ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” - một nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Ngày hội Quốc phòng toàn dân cũng là dịp để phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hai mươi lăm năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng sau đây: 

Một là, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của toàn xã hội và sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Hai là, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình và an ninh cho sự phát triển đất nước; làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Ba là, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc được tăng cường, tăng thêm khả năng ngăn chặn và loại trừ nguy cơ chiến tranh và khả năng đối phó thắng lợi các tình huống chiến tranh và các tình huống xâm phạm an ninh quốc gia, nếu xảy ra. Bốn là, hình thành thế chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc được triển khai rộng khắp, chặt chẽ và liên hoàn; “thế trận lòng dân” được củng cố vững chắc. Năm là, lực lượng vũ trang mà nòng cốt là Quân đội nhân dân có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, phát huy được vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.  

III. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU, NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thì tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Do vậy, bên cạnh thời cơ, thuận lợi thì cũng còn nhiều khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc, quân đội ta phải tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, ra sức phát huy nội lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, củng cố quốc phòng; tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Cụ thể là: 

1. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh 

Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong giai đoạn mới cần nhận thức đúng và thực hiện tốt những định hướng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện hiệu quả Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị  về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện phương châm đi sâu, đi sát cơ sở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội và nhân dân. Xây dựng “thế trận lòng dân” của nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới. Tăng cường tiềm lực chính trị, tư tưởng đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện nước ta tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới 

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo và quản lý nhằm vừa tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; vừa bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với quân đội và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy các cấp trong quân đội trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân. Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, có đạo đức, lối sống tốt, có năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn, có quan hệ chặt chẽ với nhân dân. Tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách quân đội và hậu phương quân đội. 

Trải qua 70 năm chiến đấu, xây dựng, chiến thắng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, quân đội ta đã phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc và những chiến công oanh liệt của quân và dân ta; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách; ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của cách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Kèm theo Hướng dẫn số 134- HD/BTGTW tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014) và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2014), Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Đề cương tuyên truyền. Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn.

http://www.tuoitreboxaydung.vn/images/Le%20xuat%20quan%20ngay%2022-12-1944.jpg

I.  QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 70 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN, CHIẾN ĐẤU VÀ CHIẾN THẮNG

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đùm bọc và nuôi dưỡng của nhân dân, sự đoàn kết, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và trưởng thành. 

1. Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời và cùng toàn dân tộc tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công

Trong Chính cương vắn tắt (tháng 2/1930), Luận cương Chính trị (tháng 10/1930), Đảng ta đã khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc phải tổ chức ra quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền. Vì vậy, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức vũ trang lần lượt được hình thành là Đội tự vệ đỏ (xích đỏ) trong phong trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô Viết-Nghệ Tĩnh. Những năm 1940-1945, hàng loạt tổ chức vũ trang được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (Lạng Sơn), du kích Nam Kỳ, đội du kích Ba Tơ (Trung Kỳ), đội Du kích Pắc Bó (Cao Bằng), Cứu Quốc quân. Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và trưởng thành của phong trào đấu tranh cách mạng đòi hỏi cách mạng Việt Nam lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để  đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc. 

 Đứng trước những yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội. Đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng. Đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có chi bộ Đảng lãnh đạo. 

Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”, 17 giờ ngày 25/12/1944 (ngay sau ngày thành lập), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (đóng tại tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng); 7giờ sáng ngày 26/12/1944 lại đột nhập đồn Nà Ngần (đóng tại xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), giết chết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch và thu tất cả vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta.

 Tháng 3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cả nước (Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu Quốc quân và các tổ chức vũ trang khác...) thành Việt Nam Giải phóng quân; đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho nhân dân; xây dựng các đội tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc; phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởi nghĩa, khởi nghĩa từng phần đã giành thắng lợi ở nhiều nơi. Ngày 15/5/1945, sau buổi lễ thống nhất tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam Giải phóng quân.

Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. 

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) 

a. Tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm đầu cách mạng và tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1946)

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước một tình thế rất phức tạp và chồng chất khó khăn. Cùng một lúc chúng ta phải đối phó với cả “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Ở Nam Bộ, ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp được quân Anh và quân Nhật giúp sức đã trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Tại Bắc Bộ và Trung Bộ, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10/1945, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch đã chiếm đóng hầu hết các thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra. 

Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, Vệ Quốc quân và lực lượng tự vệ đã anh dũng trong đấu tranh vũ trang, vững vàng trong đấu tranh chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ chống giặc ngoài, thù trong, góp phần bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân trong những năm đầu của chính quyền cách mạng.

b. Tham gia toàn quốc kháng chiến, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp xâm lược (1946-1947)

Tháng 11/1946, thực dân Pháp tăng thêm quân, đổ bộ lên Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà. Để thực hiện chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”, sau khi nổ súng ở Hải Phòng và Lạng Sơn (20/11/1946), chúng ráo riết chuẩn bị lực lượng hòng đánh úp các cơ quan đầu não của ta tại thủ đô Hà Nội, tiêu diệt bộ đội Vệ Quốc quân và Tự vệ tại các thành phố lớn, đồng thời đánh chiếm những địa bàn chiến lược ở Trung Bộ và Bắc Bộ. 

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, cuộc chiến đấu ở Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã đã tiêu hao, tiêu diệt và giam chân một lực lượng lớn quân địch, tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài. 

Ngày 7/10/1947, thực dân Pháp huy động hơn 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta bằng chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Thế nhưng sau hơn hai tháng chiến đấu (7/10-20/12/1947), quân ta đã liên tiếp phản công tiêu diệt hàng nghìn tên địch, bắn rơi 18 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 50 tàu, ca nô, phá hủy 255 xe cơ giới, thu hàng nghìn súng các loại, làm nên thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc, phá sản chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ của cả nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển sang thời kỳ mới. 

c. Cùng toàn dân đánh bại âm mưu “bình định” và “phản công” của địch (1948-1952)

Sau chiến dịch Việt Bắc, để đánh bại âm mưu “bình định” của địch, ta chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp và thực hiện “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, vừa đẩy mạnh chiến tranh du kích, vừa học tập tác chiến, tập trung củng cố xây dựng lực lượng và từng bước tiến lên đánh những trận phục kích, tập kích lớn hơn, tạo tiền đề của chiến tranh chính quy sau này. Qua hơn hai năm chiến đấu (1948-1950), quân đội ta đã tiến bộ nhiều về phương diện tác chiến và xây dựng lực lượng. Cuối năm 1949 đầu năm 1950, trước tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ tích cực chuẩn bị lực lượng để chuyển sang tổng phản công. 

Tháng 6/1950, ta mở chiến dịch Biên Giới, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt-Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa. 

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, quân đội ta không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh, nhiều đại đoàn chủ lực được thành lập, góp phần tăng thêm sức chiến đấu của “các quả đấm chủ lực cách mạng” như: Đại đoàn 308, Đại đoàn 304, 312, 320, 316, Đại đoàn công pháo và Đại đoàn 325.  

Đầu tháng 11/1951, Tổng Quân uỷ mở chiến dịch Hoà Bình, làm phá vỡ phần lớn kết quả “bình định” đồng bằng Bắc Bộ trong cả năm 1951 của địch. 

Tại Trung Bộ và Nam Bộ, sau một thời gian củng cố, bộ đội ta đã đứng vững trên các địa bàn, cùng du kích chống càn quét và tiến công các căn cứ địch; góp phần tiêu hao, tiêu diệt, kiềm chế một bộ phận quan trọng lực lượng quân sự của địch, bồi dưỡng và phát triển lực lượng ta, mở rộng nhiều vùng căn cứ, đánh bại âm mưu “bình định” của địch.

Đầu tháng 9/1952, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, nối thông được vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào. Ta giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.

d. Cùng toàn dân giành thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ

Trước những thay đổi trong cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9/1953, ta mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954. Với 5 đòn tiến công chiến lược, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nắm quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương và làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của Na-va, buộc chúng phải căng ra đối phó ở khắp nơi. Kế hoạch Na-va bắt đầu bị phá sản. 

Ngày 6/12/1953, ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về “đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng tháng Tám. Miền Bắc được giải phóng, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) 

a. Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại; xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; giữ gìn, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam (1954 - 1960)

Để đáp ứng nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới mà Trung ương Đảng xác định đó là “trụ cột bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình”, quân đội ta nhanh chóng bước vào xây dựng theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất (1955-1960). Nhiệm vụ và phương châm lúc này là: Tích cực xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy, hiện đại. Đến năm 1960, quân đội ta đã hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất; có bước trưởng thành mới, từ lực lượng chủ yếu là bộ binh với tổ chức chưa thật thống nhất, vũ khí trang bị còn thiếu thốn đã trở thành quân đội chính quy, ngày càng hiện đại, gồm các quân chủng: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân. Đồng thời, với việc xây dựng lực lượng, sắp xếp lại tổ chức, biên chế, tăng cường sức mạnh chiến đấu, quân đội ta đã tích cực tham gia công tác tiếp quản các thành phố, thị xã và các vùng do quân Pháp chiếm đóng ở miền Bắc; bảo vệ thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. 

Ở miền Nam, tháng 6/1954, Mỹ dựng chính phủ Ngô Đình Diệm và ráo riết thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng. 

Ngày 28/8/1959 nhân dân nhiều xã trong huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nổi dậy giành chính quyền. Ngày 17/1/1960, nhân dân các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre nhất loạt nổi dậy, phá thế kìm kẹp, tạo nên phong trào “Đồng khởi” lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Khu 5. Từ phong trào “Đồng khởi”, lực lượng vũ trang và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp của ta từng bước hình thành. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.  Ngày 15/2/1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, bộ phận trực tiếp của Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam. 

b. Đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965)

Trên hậu phương lớn miền Bắc, quân đội ta đã khẩn trương xây dựng theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965), nâng cao một bước quan trọng trình độ chính quy, hiện đại. Nhiệm vụ và phương châm là: Xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại. Với phương hướng xây dựng đúng đắn, quyết tâm cao, tổ chức thực hiện tốt, quân đội ta đã nâng cao một bước rõ rệt sức mạnh chiến đấu. Đồng thời, đã tạo ra những cơ sở thuận lợi cho việc mở rộng lực lượng, hoàn thành những nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu ngày càng lớn, khẩn trương và phức tạp trong những bước tiếp theo.

Từ năm 1961, để đối phó với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và phong trào cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”. Chúng sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chủ yếu; cung cấp vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, tài chính và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự và dân sự từ trung ương đến các tỉnh, đặc khu, các sư đoàn và tiểu đoàn; đồng thời, thực hiện ba biện pháp chiến lược cơ bản: Tìm diệt bộ đội chủ lực và cơ sở cách mạng, bình định để nắm dân, phá hoại miền Bắc bằng biệt kích và phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc. Với kinh nghiệm đấu tranh, quân và dân miền Nam đã sáng tạo nhiều hình thức tiến công, đánh 15.525 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 28.966 tên, vùng giải phóng được giữ vững và mở rộng; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đứng trước nguy cơ bị phá sản. 

Nhằm hạn chế những tổn thất và cứu nguy cho thất bại ở chiến trường miền Nam, sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (8/1964), ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân lần thứ nhất hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Chúng đánh ồ ạt các khu vực sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (thành phố Vinh), Lạch Trường (Thanh Hoá), Bãi Cháy (Quảng Ninh). Các đơn vị hải quân, phòng không, dân quân tự vệ đã nâng cao cảnh giác, hiệp đồng chặt chẽ, mưu trí dũng cảm, chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 8 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ. Ngày 5/8 trở thành Ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam. 

Tháng 10/1964, các lực lượng vũ trang miền Nam mở đợt hoạt động Đông- Xuân 1964-1965, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy, mở rộng vùng giải phóng. Sau chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-3/1/1965), Ba Gia (5/1965), Đồng Xoài (10/5-22/7/1965), chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ hoàn toàn bị phá sản, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta bước sang một giai đoạn mới.

c. Cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968) 

Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa lực lượng chiến đấu của Mỹ vào trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam. Hỗ trợ cho nỗ lực quân sự ở miền Nam, Mỹ dùng không quân, hải quân mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. 

Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và phát triển lực lượng, bộ đội ta trên các chiến trường miền Nam đã tổ chức các trận tiến công, bẻ gãy nhiều cuộc hành quân quy mô lớn của Mỹ - quân đội Sài Gòn, mở ra phong trào “tìm Mỹ mà diệt”, “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, đánh bại kế hoạch hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của địch, tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước phát triển lên một bước mới, làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. 

Ở miền Bắc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, đánh trả không quân, hải quân địch, giành những thắng lợi lớn. Trong 4 năm (1964-1968), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay các loại, bắt sống nhiều giặc lái, bắn chìm và bắn cháy 143 tàu chiến.

Giữa lúc cuộc chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ đến đỉnh cao nhất, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nhằm tạo bước ngoặt lớn, chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân và dân ta đã giành chiến thắng. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân 1968 trên toàn chiến trường miền Nam, cùng với việc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. 

d. Cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và cuộc tập kích bằng không quân, hải quân lần thứ hai vào miền Bắc của đế quốc Mỹ  (1969-1972)

Thất bại trên chiến trường miền Nam, từ năm 1969, Mỹ chuyển sang thi hành “Học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đồng thời tăng cường chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào và Cam-pu-chia. Quân và dân ta đã phối hợp chặt chẽ với nhân dân Lào và Campuchia chiến đấu, giành được những thắng lợi to lớn trên chiến trường ba nước Đông Dương trong Xuân - Hè 1971, tạo ra sự thay đổi quan trọng trong cục diện chiến tranh. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị thất bại một bước nghiêm trọng. 

Đầu năm 1972, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, làm thay đổi so sánh lực lượng và thay đổi cục diện chiến tranh, dồn Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn vào thế yếu trầm trọng hơn. 

Trước nguy cơ đổ vỡ của quân đội Sài Gòn - xương sống của Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; Níchxơn buộc phải huy động trở lại lực lượng quân sự Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 6/4/1972, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ hai, với hai chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ 1 (6/4/1972) và Lai-nơ Bếch-cơ 2 (đêm ngày 18/12/1972). 

Với tinh thần dũng cảm, bằng cách đánh mưu trí, linh hoạt, quân và dân miền Bắc đã đánh thắng cuộc tập kích chiến lược lần thứ hai bằng B52 của Mỹ, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không” tại bầu trời Hà Nội.

Thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Bắc và Nam, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” (27/1/1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt dính líu về quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam.

e. Cùng toàn dân tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1973-1975)

Hiệp định Pari được ký kết, nhưng với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ chưa chịu từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong quá trình rút quân, đế quốc Mỹ vẫn  để lại nhiều sĩ quan mặc áo dân sự và giao lại cho quân đội Sài Gòn toàn bộ cơ sở vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh. Dựa vào viện trợ của Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm vùng giải phóng của ta.

Nắm được âm mưu của địch, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và đầu năm 1975 đã kịp thời đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong tình hình mới, chỉ rõ sự xuất hiện thời cơ lịch sử và nêu quyết tâm chiến lược, giải phóng miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh thực dân mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên - mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Ngày 10 và 11/3/1975, quân ta tiến công, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.  Tiếp đó, từ ngày 14/3 đến ngày 3/4/1975, quân ta tiến công, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên. Ngày 5/3/1975, quân ta mở chiến dịch Trị - Thiên - Huế, giải phóng tỉnh Quảng Trị (19/3); từ ngày 21-25/3/1975, quân ta tiến công, giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, tiêu diệt và làm tan dã toàn bộ quân địch trên chiến trường Trị -Thiên.

Từ ngày 26- 9/3/1975, quân ta mở chiến dịch giải phóng Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà và thị xã Hội An (29/3), làm thay đổi hẳn cục diện và so sánh thế trận lực lượng ngày càng có lợi cho ta. Ngày 1/4/1975, giải phóng Bình Định, Phú Yên. Ngày 3/4/1975, giải phóng Khánh Hoà nối liền vùng giải phóng từ Tây Nguyên, Trị Thiên và các tỉnh Trung Bộ.

Trên cơ sở những thắng lợi quyết định, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 26/4/1975, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch. Ngày 29/4/1975, quân ta tiến công tiêu diệt và làm tan rã các sư đoàn chủ lực số 5, 7, 25, 18 và 22 của quân đội Sài Gòn. Các binh đoàn thọc sâu tiến vào cách trung tâm thành phố Sài Gòn từ 10 đến 20 km. Đại sứ Mỹ và các nhân viên quân sự, binh lính cuối cùng của Mỹ lên máy bay trực thăng rút khỏi Sài Gòn (sáng 30/4). 5 giờ sáng ngày 30/4/1975, quân ta mở đợt tiến công cuối cùng. Vào lúc 10 giờ 45 phút, phân đội xe tăng thọc sâu của Quân đoàn 2 tiến vào dinh Độc Lập. Quân ta bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Trong 2 ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5, bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang các tỉnh đồng bằng sông   Cửu Long, các Quân khu 8 và 9 nắm thời cơ, phát động quần chúng nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã hàng ngũ địch, giải phóng hoàn toàn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, vùng biển và các đảo ở Tây Nam của Tổ quốc. Hơn một triệu quân đội Sài Gòn và cả bộ máy chính quyền địch bị đập tan, chế độ thực dân mới được Mỹ dốc sức xây dựng trong hơn 20 năm với 5 đời tổng thống đã hoàn toàn sụp đổ. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam cả về tổ chức lực lượng và trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

4. Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 2014)

a. Khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên trong giai đoạn mới

Trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, nhiệm vụ của quân đội được Trung ương Đảng nêu rõ: “Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta,... bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất”. Đồng thời “tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong 5 năm (1976-1981). 

Thực hiện phương hướng, nhiệm vụ do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề ra, trong những năm 1975-1977, quân đội ta thực hiện điều chỉnh một bước về quân số, tổ chức biên chế vừa đẩy mạnh huấn luyện, xây dựng chính quy phù hợp với tình hình mới, vừa tham gia xây dựng đất nước. Các đơn vị quân đội đứng chân trên các vùng mới được giải phóng đã phối hợp với Ủy ban quân quản các cấp, khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng cơ sở, xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang địa phương; tổ chức cải tạo binh lính cảnh sát của bộ máy chính quyền cũ, trấn áp các phần tử và tổ chức phản động; truy quét tàn quân địch và FULRO; tích cực tham gia cải tạo tư sản công thương nghiệp, địa chủ, bài trừ các tệ nạn xã hội; thu hồi quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự của địch, xử lý chất độc hóa học, rà phá bom mìn, góp phần ổn định đời sống nhân dân. Trong xây dựng kinh tế, toàn quân đã bố trí 256.000 cán bộ, chiến sĩ chuyển sang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế lâu dài. Nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cán bộ, chiến sỹ trong quân đội đã khắc phục khó khăn, gian khổ, tham gia xây dựng tuyến đường sắt Bắc-Nam; khai hoang xây dựng các vùng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển các nông trường, lâm trường quốc doanh trên các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ…; xây dựng các công trình thủy lợi; khai thác và chế biến hải sản, xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng và các mặt hàng dân dụng. 

b. Cùng toàn dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia

Tháng 4/1977, tập đoàn Pôn Pốt - Iêngxari phát động cuộc chiến tranh xâm lược vùng biên giới Tây Nam. Mùa khô năm 1978, chúng đã huy động 19 trong tổng số 20 sư đoàn bộ binh mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới, gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày 23/12/1978, quân và dân ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam đã tiến hành mở cuộc phản công chiến lược và đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêngxari, đuổi chúng về bên kia biên giới. 

Với sự giúp đỡ to lớn của Quân tình nguyện Việt Nam, ngày 7/1/1979, các lực lượng vũ trang cách mạng và quân dân Campuchia đã đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêngxari, hồi sinh, tái thiết đất nước. 

Ở biên giới phía Bắc, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân tiến công trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta. Các lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ đã phối hợp với một bộ phận bộ đội chủ lực cùng đồng bào các dân tộc vùng biên giới anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, buộc Trung Quốc phải rút hết quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979.

c. Quân đội ta đẩy mạnh huấn luyện, xây dựng nền nếp chính quy, tham gia phát triển kinh tế - xã hội 

Trong những năm 1980-1986, quân đội ta đã đẩy mạnh công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nền nếp chính quy. Công tác huấn luyện được tiến hành cơ bản, toàn diện. Hoạt động công tác đảng, công tác chính trị từng bước được đổi mới cả về nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1979, quân đội ta đã triển khai thực hiện cuộc vận động “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu”. Cuộc vận động đã góp phần tạo nên chất lượng mới, sức chiến đấu mới của các lực lượng vũ trang nhân dân. 

Trên mặt trận kinh tế, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng về việc “tổ chức cho các đơn vị bộ đội có điều kiện tiến hành sản xuất để tự cung ứng một phần nhu cầu, huy động năng lực các xí nghiệp quốc phòng và sử dụng hợp lý lực lượng quân đội vào những hoạt động kinh tế thích hợp”, cùng với toàn dân, các đơn vị quân đội đã tích cực tham gia xây dựng kinh tế góp phần quan trọng hoàn thành nhiều công trình trọng điểm. 

d. Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  

Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước trong gần 30 năm đổi mới, nhất là từ năm 2005 đến nay. Đó là, quân đội đã nắm chắc và dự báo đúng tình hình liên quan đến quốc phòng - an ninh; chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; ra Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đã tham mưu với Đảng và Nhà nước đề ra đối sách phù hợp, xử lý linh hoạt, đúng đắn các tình huống phức tạp, các vấn đề nhạy cảm về quốc phòng - an ninh, trong quan hệ đối nội và đối ngoại, không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược, đồng thời không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quan hệ tốt với các nước láng giềng; bảo đảm sự ổn định chính trị-xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Trong thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quân đội đã thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, duy trì và thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu ở tất cả các cấp; tỉnh táo, chủ động và kiên quyết đấu tranh phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng của nhân dân. Trong thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, quân đội đã đạt được những thành tựu mới trên tất cả các lĩnh vực. Trong công tác dân vận, quân đội đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế-xã hội; tích cực giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, quân đội đã triển khai đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. 

5. Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam 

Trải qua 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ, quân đội ta đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là: 

Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng; gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí; đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động; kỷ luật tự giác, nghiêm minh; độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công; lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan; luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống; đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình. 

II. HAI MƯƠI LĂM NĂM THỰC HIỆN NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2014)

Quốc phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân, bao gồm tổng thể các hoạt động về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hoá, khoa học… của Nhà nước và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, đồng bộ, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang là nòng cốt, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định đất nước, ngăn chặn các hoạt động phá hoại, gây chiến, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô. Nền quốc phòng toàn dân là sự cụ thể hoá chính sách quốc phòng của Việt Nam, thể hiện ở cơ cấu tổ chức, hoạt động của các ngành, các cấp và của toàn dân theo một ý định, chiến lược thống nhất, nhằm tạo ra sức mạnh hiện thực để bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là xây dựng cả lực lượng và thế trận; xây dựng tiềm lực mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực chính trị - tinh thần; phát huy sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381-CT/TƯ quyết định lấy Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Ngày hội của truyền thống bảo vệ Tổ quốc, Ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” - một nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Ngày hội Quốc phòng toàn dân cũng là dịp để phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hai mươi lăm năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng sau đây: 

Một là, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của toàn xã hội và sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Hai là, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình và an ninh cho sự phát triển đất nước; làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Ba là, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc được tăng cường, tăng thêm khả năng ngăn chặn và loại trừ nguy cơ chiến tranh và khả năng đối phó thắng lợi các tình huống chiến tranh và các tình huống xâm phạm an ninh quốc gia, nếu xảy ra. Bốn là, hình thành thế chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc được triển khai rộng khắp, chặt chẽ và liên hoàn; “thế trận lòng dân” được củng cố vững chắc. Năm là, lực lượng vũ trang mà nòng cốt là Quân đội nhân dân có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, phát huy được vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.  

III. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU, NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thì tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Do vậy, bên cạnh thời cơ, thuận lợi thì cũng còn nhiều khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc, quân đội ta phải tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, ra sức phát huy nội lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, củng cố quốc phòng; tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Cụ thể là: 

1. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh 

Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong giai đoạn mới cần nhận thức đúng và thực hiện tốt những định hướng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện hiệu quả Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị  về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện phương châm đi sâu, đi sát cơ sở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội và nhân dân. Xây dựng “thế trận lòng dân” của nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới. Tăng cường tiềm lực chính trị, tư tưởng đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện nước ta tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới 

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo và quản lý nhằm vừa tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; vừa bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với quân đội và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy các cấp trong quân đội trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân. Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, có đạo đức, lối sống tốt, có năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn, có quan hệ chặt chẽ với nhân dân. Tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách quân đội và hậu phương quân đội. 

Trải qua 70 năm chiến đấu, xây dựng, chiến thắng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, quân đội ta đã phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc và những chiến công oanh liệt của quân và dân ta; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách; ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của cách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  1,086,914       1/1,287